Cách bố trí chậu rửa mặt phong thủy phòng tắm bạn cần biết

Cách bố trí chậu rửa mặt phong thủy phòng tắm bạn cần biết

Với diện tích nhà khá nhỏ ở các căn nhà tại Hà Nội do đó không gian cho phòng tắm và nhà vệ sinh thường được dùng chung để bố trí các thiết bị như bồn tắm sụcchậu rửa mặt lavabo, bồn vệ sinh…Vì vậy việc bố trí các thiết bị làm sao cho hợp phong thủy để cải thiện tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn là yếu tố khá quan trọng.
Vậy bố trí hay cách cách bố trí chậu rửa mặt lavabo như nào cho hợp phong thủy trong nhà vệ sinh, phòng tắm nhà bạn cho hợp lý mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin sau đây.

Cách bố trí chậu rửa mặt lavabo
Phòng tắm đúng phong thủy mà bạn cần biết

I. Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu cách đặt nhà vệ sinh theo phong thủy như thế nào:

Việc lắp đặt nhà vệ sinh sao cho hợp phong thuỷ rất là quan trọng và cần thiết trong nhà. Vậy nên khách hàng thường có rất nhiều câu hỏi về cách đặt nhà vệ sinh theo phong thuỷ, nhưng chủ yếu sẽ bao gồm các câu hỏi sau:

1. Bố trí nhà vệ sinh như thế nào là hợp lý và đúng phong thủy nhà vệ sinh?

Trả lời cho câu hỏi về cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý trước tiên bạn phải nắm được chi tiết chính xác phong thủy ngôi nhà của mình. Từ đó để bố trí nhà vệ sinh hợp lý bạn sẽ chỉ cần lưu ý những điều tối kỵ bao gồm có:

  • Nhà vệ sinh kị đặt ở Đông Bắc và Tây Nam. Đây là hai hướng Thổ mà Bố trí nhà vệ sinh là Thủy nên sẽ xung khắc ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.
  • Không được bố trí phòng tắm ở giữa nhà. Khí ẩm, có thể có mùi từ nhà vệ sinh phát tán khắp ngôi nhà, có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe đến cả gia đình
  • Không được đặt nhà vệ sinh ở cổng, cửa hay đối diện cửa chính. Bởi cửa nhà vệ sinh được ví như cái hố lớn, giải phóng âm khí, xung khắc với sinh khí lợi vào từ cửa chính, ngoài ảnh hưởng sức khỏe còn mất mỹ quan cũng như việc làm ăn sẽ gặp khó khăn cho gia chủ.
  • Nhà vệ sinh không được đặt chung với bếp. Theo phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh thì điều này sẽ gây tổn hại sinh khí và ảnh hưởng sức khỏe, cũng như nhà vệ sinh là nơi có những vi khuẩn có thể làm cho các món ăn khi bạn nấu sẽ mất vệ sinh cũng như mùi từ nhà vệ sinh.
  • Nhà vệ sinh lên bố trí vào góc nhà hoặc tùy thuộc vào diện tích của ngôi nhà cũng như phụ thuộc vào việc thiết kế làm sao cho phù hợp không gian sử dụng.
  • Phòng ngủ không nên bố trí nhà vệ sinh bên trong. Nếu phòng ngủ khép kín thì lên để giường bố trí xa nhà vệ sinh cũng như cửa nhà vệ sinh lệch so với giường ngủ.
  • Nhà vệ sinh không lên xây quá nhỏ và không có cửa sổ. Cũng như không nên quá rộng và quá cao. Tốt nhất nên thiết kế cửa nhà vệ sinh sao khoảng 1.875m hoặc 1.99 – 2.09m, chiều rộng khoảng 0.59m hoặc 0.71 – 0.79m là đủ.
Cách bố trí chậu rửa mặt lavabo
Sàn nhựa lót nhà tắm

2. Cách xác định hướng nhà vệ sinh? Và vì sao hướng nhà vệ sinh lại quan trọng?

Theo các thầy phong thủy cho biết hướng nhà vệ sinh cần tuân thủ theo nguyên tắc đặt vào những hướng xấu và cần nhìn về những hướng tốt. Tùy vào từng hướng sẽ có phương vị tốt hay xấu khi đặt nhà vệ sinh theo phong thủy. Do đó bạn cần xác định được chính xác các hướng cùng với phương vị tốt để đặt bồn cầu, bồn tắm, nhà vệ sinh sao cho hợp phong thủy nhất. Với mỗi tuổi khác nhau cách xác định hướng nhà vệ sinh sẽ có sự khác nhau,nhà vệ sinh nên đặt ở đâu trong nhà? Tuy nhiên bạn cũng cần đặt phù hợp với diện tích và không gian sử dụng của ngôi nhà.

  • Hướng Đông: nên xây nhà vệ sinh theo hướng này là: Ất, Giáp, Mão.
  • Hướng Đông Nam: hướng tốt, thuộc hành Mộc, đối với người mệnh Thủy hay Hỏa đều có lợi. Nhưng cần tránh đặt bồn tắm hay kể cả phòng máy xông hơi theo hướng này.
  • Hướng Tây: hướng tốt, nên đặt nhà vệ sinh với bất kỳ tuổi nào.
  • Hướng Tây Bắc: người mệnh Hỏa, Thủy thì không nên đặt nhà vệ sinh theo hướng này.
  • Hướng Nam: hướng Nam không tốt để bố trí nhà vệ sinh vì dễ nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Hướng Tây Nam: thuộc hướng nội quỷ môn, không nên đặt nhà vệ sinh vì dễ gây tai nạn, hao tiền, tốn của.
  • Hướng Bắc: hợp với ba tuổi Tý, Quý, Nhâm xây dựng nhà vệ sinh. Tuy nhiên, khi thực hiện cần lắp thêm hệ thống thông khí.
  • Hướng Đông Bấc: không nên xây nhà vệ sinh vì nằm trong hướng quỷ môn.

Chúng tôi vừa lược qua những hướng bạn cần chú ý khi tìm hiểu nhà vệ sinh nên đặt ở đâu trong nhà. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những tư vấn để bạn tham khảo còn việc xác định hướng nhà vệ sinh như nào thì cũng cần phù hợp với không gian ngôi nhà, công năng bạn muốn sử dụng làm khép kín với phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp hay không.

Cách bố trí chậu rửa mặt lavabo
Những vị trí đúng và sai khi thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Các bạn đã được tư vấn tìm hiểu về hướng đặt nhà vệ sinh cũng như việc bố trí nhà vệ sinh sao cho hợp lý.
Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các cách đặt các thiết bị phòng vệ sinh sao cho hợp lý.

II. Cách cách bố trí chậu rửa mặt như nào là đúng phong thủy ?

Nhiều người chỉ quan tâm đến cách đặt bồn cầu hay lắp gương như thế nào để không phạm phong thủy mà không biết rằng cách bố trí chậu rửa mặt lavabo theo đúng phong thủy cũng rất quan trọng. 

  • Lavabo là bồn rửa mặt, bồn rửa tay, đại diện cho yếu tố thủy trong phòng tắm. Trong phòng tắm cũng có nhiều thiết bị thuộc yếu tố thủy như sen vòi tắm, bồn tắm,… Vì vậy, bạn nên lắp lavabo và sen tắm chung trên một bề mặt tường.
  • Khoảng cách hợp lý giữa 2 thiết bị để tiện sử dụng nhất là khoảng 1 mét.
  • Về cách đặt lavabo theo đúng phong thủy, chiều cao của lavabo so với mặt đất khoảng 1m – 1m2 là hợp lý ( đối với loại không có chân) hoặc phù hợp với chiều cao các thành viên nhỏ nhất trong gia đình bạn nhưng cũng không được quá thấp.
  • Có loại Lavabo có chân bạn chỉ cần lắp theo đúng kích thước chân là được.
  • Bạn có thể lắp gương trên lavabo, cách lavabo khoảng 50cm trở lên cũng là cách đặt lavabo theo đúng phong thủy.
  • Bạn nên đặt chậu rửa mặt ở hướng Bắc, Đông hoặc Đông Nam. Đây là 3 phương vị được xem là khá tốt khi lắp đặt chậu lavabo trong phòng tắm.
  • Cách bố trí các thiết bị, phụ kiện phòng tắm khác để không phạm phong thủy
Cách bố trí chậu rửa mặt lavabo
Lavabo đẹp và chuẩn phong thủy

III. Các thiết bị khác trong phòng tắm đặt như nào cho hợp phong thủy?

Sau khi chúng ta đã đặt được chậu rửa mặt lavabo phù hợp với phòng tắm của mình rồi thì chúng ta sẽ dễ dàng sắp xếp hơn với các thiết bị khác.

Vì phòng tắm có các yếu tố chủ yếu mang hành Thủy nên bạn cần bổ sung các chi tiết, thiết bị thuộc hành Thổ để cân bằng lại. Các thiết bị, phụ kiện có màu vàng, vàng đồng, vàng kim, nâu sẽ mang yếu tố Thổ.

1. Lưu ý cách đặt bồn cầu !

  • Theo phong thủy, việc bố trí bồn cầu đối diện cửa nhà tắm là điều cấm kỵ vì sẽ ảnh hưởng đến tiền bạc như thất thoát tiền, mất tiền, mất của. Vị trí tốt nhất là đặt bồn cầu vuông góc với cửa ra vào.
  • Một lưu ý nữa khi về cách đặt lavabo theo đúng phong thủy và cách đặt bồn cầu là  không đặt bồn có vị trí sát vách giường ngủ. Đồng thời cũng không đặt bồn cầu hướng thẳng vào phòng ngủ vì sẽ khiến luồng khí xấu tràn vào phòng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Ngoài ra, nếu đặt bồn cầu quá sát, tiếng đóng mở bồn cầu, tiếng xả nước có thể khiến bạn giật mình tỉnh giấc, gây ra tình trạng mất ngủ, mệt mỏi.

2. Cách bố trí gương hợp lý !

  • Bạn không nên bố trí gương trong phòng tắm đối diện sen vòi. Vì khi tắm, gương sẽ chiếu thẳng vào bạn, gây bất an cho người sử dụng.
  • Bạn lên đặt gương bên trên chậu rửa lavabo để tiện cho việc sử dụng cũng như làm cho phòng tắm hợp lý hơn sang hơn.

3. Đặt vòi sen tắm như nào phù hợp và tiết kiệm diện tích !

  • Vòi sen tắm có nhiều loại như: Vòi sen âm trần, Vòi sen âm tường do đó cách bố trí nếu sử dụng các loại vòi sen tắm như này sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều diện tích cho phòng tắm.
  • Vòi hoa sen tắm lên đặt cạnh và cùng chiều với lavabo rửa mặt và cách khoảng 1m.
  • Vòi hoa sen đặt ở giữa bình nóng lạnh đối với bình nóng lạnh nổi, còn đối với bình nóng lạnh âm trần thì không cần quan tâm.
  • Bạn lên kết hợp dùng vòi sen âm tường nóng lạnh để tiện cho việc sử dụng khi sinh hoạt trong phòng tắm phù hợp với các mùa hè và mùa đông.

4. Tư vấn lựa chọn kích thước tiêu chuẩn bồn tắm đứng

Bồn tắm đứng ( cabin tắm, vách kính tắm) là một khu vực tắm độc lập, gồm 2 mặt tường và xung quanh là cách vách ngăn được làm bằng kính cường lực. Mục đích của bồn tắm đứng là ngăn phòng tắm thành 2 không gian khô và ướt. Bên trong bồn tắm đứng có hệ thống sen vòi tắm và hệ thống thoát nước.

Bồn tắm đứng thường thích hợp để lắp ở những không gian nhỏ, hẹp, không có diện tích lắp bồn tắm dài hoặc bồn tắm góc.

Cách bố trí chậu rửa mặt lavabo
Hóa giải phong thủy xấu trong nhà vệ sinh để thu hút tài vận cho gia đình bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *