Cách bố trí thiết bị cho nhà vệ sinh nhỏ tối ưu nhất cho không gian

Tìm hiểu cách bố trí thiết bị nhà vệ sinh nhỏ đẹp tối ưu mà HUGO chia sẻ sau đây, chắc chắn các gia đình sẽ có ý tưởng tuyệt vời, thiết kế nhà vệ sinh nhỏ mà tối ưu không gian nhất.

1. Dự toán xây nhà vệ sinh hết bao nhiêu tiền?

Việc đầu tiên khi xây nhà vệ sinh là dự toán xây nhà vệ sinh chi phí bao nhiêu, phong cách thiết kế như thế nào, diện tích ra sao, sử dụng thiết bị vệ sinh của hãng nào sẽ phù hợp với nhu cầu và thu nhập của gia đình. Về dự toán chi phí sẽ như sau:

Dự toán chi phí xây một nhà vệ sinh sẽ dao động trong khoảng từ 15 – 30 triệu đồng bao gồm những chi phí sau: nhân công, nguyên vật liệu, bể phốt, thiết bị nhà tắm (bồn cầu, lavabo, vòi sen, phụ kiện khác). Nếu các gia đình muốn sử dụng bồn tắm mức chi phí tăng từ 8 – 20 triệu.

>>Lưu ý: Mức giá xây nhà vệ sinh tăng hay giảm sẽ phụ thuộc vào gia đình sử dụng thiết bị vệ sinh, phòng tắm cao cấp hay bình dân và kiểu nhà tắm đơn giản hay hiện đại.

 Dự toán giá nhân công xây dựng, lắp đặt

Thời gian thi công xây dựng nhà tắm sẽ khoảng 7 – 10 ngày và mức chi phí rơi vào từ 7 – 10 triệu đồng. Trong thời gian thi công và chi phí sẽ có sự chênh lệch ít nhiều tùy vào phong cách thiết kế và thiết bị lắp đặt.

 Dự toán chi phí nguyên vật liệu

Chi phí gạch ốp lát: Hầu hết nhà tắm, nhà vệ sinh sẽ ốp tường và lát nền, sạch sẽ, chống rêu mốc và dễ lau chùi hơn. Chi phí mua gạch ốp lát sẽ dao động từ 3-5 triệu đồng.

>>> Lưu ý: Nên chọn gạch ốp lát sáng màu, bề mặt dễ vệ sinh, chống thấm tuyệt đối dưới mọi điều kiện vệ sinh.

Vật liệu thô và Bể phốt: Bao gồm Xi măng, gạch, cát vàng, thép… tham khảo những đơn vị phân phối khác nhau để dự toán chi phí chính xác. Gia đình có từ 4-5 thành viên nên xây bể phốt từ 2 – 3 khối. Mức chi phí khoảng 2-3 triệu.

 Dự toán chi phí thiết bị vệ sinh

  • Bồn cầu: Hiện bồn cầu thông thường có mức giá 2.5 – 10 triệu đồng. Một số thương hiệu nổi tiếng như bồn cầu Inax, bồn cầu TOTO, bồn cầu Hugo… mẫu mã rất đa dạng, siêu tiết kiệm nước, bồn cầu 1 khối hoặc 2 khối kiểu dáng gọn nhẹ.
  • Lavabo (chậu rửa): Mức giá dao động từ 1- 5 triệu đồng. Đối với phòng tắm nhỏ nên dùng loại âm bàn hoặc loại treo tường tiết kiệm không gian, chọn loại bằng sứ chắc chắn, dễ lau chùi.
  • Vòi sen: Sen cây có mức giá dao động khoảng 2 – 10 triệu. Chọn sen cây của Hugo hoặc TOTO thiết kế nhỏ gọn, sang trọng, tính năng ưu việt. Nếu bạn có mức chi phí hạn hẹp có thể sử dụng vòi sen Viglacera giá rẻ.
  • Bồn tắm: Bồn tắm nằm sang trọng đến từ các thương hiệu TOTO mức giá dao động 8 – 20 triệu đồng. Kiểu dáng, chất liệu bồn tắm rất đa dạng, nhiều loại còn tích hợp chức năng massage.

2. Cách bố trí thiết bị trong nhà vệ sinh nhỏ đẹp 

Diện tích nhà vệ sinh nhỏ dao động trong khoảng từ 1m2 – 3m2, khi bố trí thiết bị trong nhà vệ sinh nhỏ cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

 Nguyên tắc bố trí nhà vệ sinh theo phong thủy

  • Theo phong thủy nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều uế khí, không sạch sẽ vì thế nên đặt vào các hướng xấu. 
  • Các hướng tốt để xây nhà vệ sinh là hướng Đông, hướng Tây Bắc hoặc hướng Đông Nam (nhìn từ trung tâm căn phòng). Tránh hướng xung khắc với năm tuổi của chủ nhà.
  • Tránh đặt nhà vệ sinh lên đầu bếp hoặc tránh phòng ngủ dưới nhà vệ sinh. Phòng vệ sinh tầng trên và dưới thẳng hàng nhau sẽ hợp về phương vị. Nhà vệ sinh giáp bếp hoặc kho thì rất tốt.
  • Kiêng mở phòng vệ sinh thẳng với cửa chính và lối cửa chính của nhà.
  • Không đặt nhà vệ sinh ở ngay trung cung của nhà

 Cách bố trí thiết bị trong nhà vệ sinh nhỏ đẹp

Nhà vệ sinh nhỏ, khiêm tốn về diện tích mặt bằng vì thế các gia đình cần khéo léo bố trí thiết bị: Bồn cầu, sen tắm, chậu rửa mặt, bình nóng lạnh, móc treo… 

Thông thường một nhà vệ sinh thường bố trí phân khu chức năng như sau:

Một phòng vệ sinh sẽ được chia làm 3 phân khu chức năng cơ bản bao gồm: Rửa, tắm và xí.  Hoặc cũng có thể phân biệt: khu khô (rửa và xí) và khu ướt (tắm).
Chính sự phân định không gian giúp bạn ước lệ bố trí thiết bị và tạo ngăn cách để tránh khu vực tắm tràn sang khu vực khô bằng vách kính hoặc rèm.
Tùy vào mặt bằng cụ thể và cửa vào nhà vệ sinh mà bố trí 3 khu chức năng theo nguyên tắc thuận tiện nhất vệ giao thông: Chậu rửa gần cửa, gương đặt trên chậu rửa, kệ gương đựng vật dụng, tiếp theo là bồn cầu(xí) bên cạnh là móc treo giấy, sau cùng là tắm gồm sen tắm hoặc bồn tắm. Móc treo quần áo tận dụng ở cạnh cánh cửa hoặc thanh treo tường.

  • Nếu nhà vệ sinh vuông thì bố trí thiết bị ở 3 góc, góc còn lại là cửa.
  • Còn nhà vệ sinh nhỏ hình chữ nhật sẽ bố trí khu vực tắm ở trong cùng, 2 cạnh sẽ là bồn cầu và chậu rửa mặt.

Lưu ý khi bố trí nhà tắm nhỏ hẹp

Đối với nhà tắm nhỏ hẹp nên sử dụng thiết bị vệ sinh màu trắng, kích thước nhỏ. 

  • Bồn cầu cho nhà vệ sinh nhỏ nên sử dụng bồn cầu 2 khối hoặc bồn cầu 1 khối, làm bằng men sứ cao cấp, chống bám bẩn, kháng khuẩn và dễ vệ sinh. 
  • Lavabo thiết kế âm bàn hoặc có tủ dưới để lưu trữ đồ
  • Sử dụng kệ treo tường giúp nhà vệ sinh trở nên ngăn nắp và gọn gàng
  • Nội thất nhà tắm ưu tiên kiểu dáng đơn giản và các gam màu đơn sắc giúp ăn gian diện tích phòng tắm nhỏ trở nên rộng, thoáng hơn.
  • Nên lắp đặt quạt thông gió trong nhà vệ sinh nhỏ hẹp sẽ loại bỏ mùi khó chịu và không gian không bị bí.
  • Sử dụng vòi xịt, vòi chậu chất liệu, kết cấu bền bỉ, mạ Niken – Crom chống oxy hóa, chống rò rỉ nước.
  • Sàn nhà tắm nhà vệ sinh cần có độ dốc để thoát nước tốt, tránh ứ đọng nước ở góc, rêu mốc và phát sinh vi khuẩn gây bệnh.

3. Mẫu nhà vệ sinh nhỏ đẹp tối ưu không gian

Nhà vệ sinh nhỏ hẹp thường có diện tích khiêm tốn 1m2, 2m2 hoặc 3m2, ưu điểm của kiểu nhà vệ sinh này là không mất nhiều thời gian lau rửa hàng ngày. 
Hãy tham khảo một số mẫu thiết kế nhà vệ sinh nhỏ đẹp tối ưu không gian sau đây để có thêm ý tưởng bố trí nhà vệ sinh của gia đình của mình. 

Mẫu nhà tắm nhỏ 2m2 ngăn ra thành 2 phân khu, khu tắm và khu đi vệ sinh bằng tắm kính trong suốt tạo không gian rộng thoáng.

Dùng gương lớn trang trí là một trong những phương pháp bố trí phòng tắm nhỏ hẹp trở nên rộng rãi, thoáng hơn.

Mẫu nhà tắm nhỏ thiết kế phong cách vintage độc đáo mới lạ nhưng vẫn đảm bảo công năng sử dụng.

Hy vọng với cách bố trí thiết bị cho nhà vệ sinh nhỏ hẹp trên đây, các gia đình không lúng túng trong việc dự toán kinh phí và bố trí nội thất, thiết bị cho nhà vệ sinh của mình.

1 bình luận về “Cách bố trí thiết bị cho nhà vệ sinh nhỏ tối ưu nhất cho không gian

  1. Pingback: Các tiêu chí chọn vòi hoa sen chất lượng - Hugo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *