Các thiết bị này nếu không được làm sạch sẽ trở thành “ổ” chứa cực kì nhiều mầm bệnh và vi khuẩn khó chịu, gây ra không ít bệnh cho gia đình bạn, từ đau bụng đến nhiễm trùng da…
Nói đến vệ sinh đồ gia dụng hàng ngày, rất nhiều người trong chúng ta thừa nhận rằng mình không thường xuyên dọn dẹp cũng như lau chùi các vật dụng trong nhà bếp mà mình dùng hàng ngày.
Trong một cuộc khảo sát của cơ sở bán lẻ Appliancesdirect.co.uk, 71% số người tham gia nói rằng mình không hay thiết bị máy móc trong nhà bếp. Có những người chỉ cọ rửa lò nướng 2 lần/năm, dọn dẹp tủ lạnh 8 lần/năm, làm sạch máy giặt 1 lần/năm, vệ sinh máy rửa bát 3 lần trong 365 ngày.
Nói đến vệ sinh đồ gia dụng hàng ngày, rất nhiều người trong chúng ta thừa nhận rằng mình không thường xuyên dọn dẹp cũng như lau chùi các vật dụng trong nhà bếp mà mình dùng hàng ngày.
Điều này có nghĩa là các thiết bị nhà bếp của chúng ta hoàn toàn có thể chứa vi trùng và nấm mốc khó chịu, thậm chí là gây bệnh, từ đau bụng đến nhiễm trùng da.
Dưới đây là 5 vật dụng trong nhà bếp bạn cần phải chú ý hơn đến việc vệ sinh vì nếu không làm sạch sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bạn và những người khác trong gia đình.
1. Tủ lạnh
Lý tưởng nhất là làm sạch các kệ và ngăn kéo tủ lạnh hàng tuần trước khi bạn cho thêm lớp thực phẩm mới vào.
Các nghiên cứu đã tìm thấy các vi khuẩn như E. coli, salmonella và listeria có thể ẩn nấp ở trong tủ lạnh và xâm nhập vào thức ăn bạn bảo quản trong đó. Nếu ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, hậu quả tiềm ẩn là dẫn đến ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa và các triệu chứng cúm.
Vi khuẩn phát triển mạnh trên nước thịt, nước súp dính ra khay trong tủ lạnh, thức ăn thừa mốc và trong món salad để lâu…
Cách xử lý:
“Lý tưởng nhất là làm sạch các kệ và ngăn kéo tủ lạnh hàng tuần trước khi bạn cho thêm lớp thực phẩm mới vào. Nếu thức ăn dính ra khay tủ lạnh, hãy lau sạch ngay. Với các phẩm cũ, không nên để quá lâu”, chuyên gia y tế Sue Moore của trang gia dụng gia đình brightandbeautifulhome.com cho biết.
“Để làm sạch sâu, lấy thức ăn, và dùng miếng vải ẩm để lau nắp và đáy hộpt. Tiếp theo, tháo giá và ngăn kéo để lau sạch tủ bằng dụng cụ nhà bếp. Rửa kệ và ngăn kéo trong nước xà phòng nóng. Trong khi chờ chúng khô, lau bên trong tủ lạnh. Đừng quên lỗ thoát nước – nếu cái này bị chặn, mùi hôi sẽ bốc lên. Nhớ lau tay cầm và các mặt ngoài của tủ lạnh”, cô nói thêm.
2. Máy giặt
79% máy giặt chứ vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm về da, mắt hoặc móng trong ngăn bột giặt và nước xả vải hoặc gioăng cao su bao quanh cửa máy giặt.
79% máy giặt chứ vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm về da, mắt hoặc móng trong ngăn bột giặt và nước xả vải hoặc gioăng cao su bao quanh cửa máy giặt.
Kristie Allsopp là người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Anh. Cô gợi ý, bạn không nên sở hữu một cái máy giặt trong nhà bởi vì nó vô cùng mất vệ sinh. Thậm chí, Allsopp còn dùng từ “kinh tởm” để mô tả về vật dụng được xem là không thể thiếu của nhiều gia đình hiện đại.
Một nghiên cứu tại Slovenia, được đăng tải trên tạp chí Fungal Biology, cho thấy, 79% máy giặt chứ vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm về da, mắt hoặc móng trong ngăn bột giặt và nước xả vải hoặc gioăng cao su bao quanh cửa máy giặt.
Một báo cáo trong Diễn đàn Khoa học Quốc tế về Vệ sinh trong Gia đình năm 2011 đã tổng kết ít nhất 18 đợt bùng phát dịch bệnh mà nguồn gốc được cho là từ việc giặt giũ. Những loại vi khuẩn có thể lây lan bao gồm salmonella hay E.coli. Các vi khuẩn khác được tìm thấy bao gồm tụ cầu vàng có thể gây ra nhọt và phát ban.
Cách xử lý:
“Chúng tôi khuyên bạn nên làm sạch máy giặt mỗi tháng nhưng nếu nó có mùi hoặc bạn thấy nấm mốc thì nên làm sạch ngay lập tức” Sue nói. Cách đơn giản nhất bạn có thể làm là tháo ngăn chứa bột giặt và để nó ngâm trong nước xà phòng nóng. Khi nước đã nguội, sử dụng bàn chải đánh răng cũ để loại bỏ bất kỳ mốc hoặc bụi bẩn nào.
“Để lau chùi thùng chính, hãy cho máy chạy mà không có quần áo. Khi kết thúc, mở cửa để làm khô. Lấy một miếng vải ẩm và lau quanh giăng cao su để loại bỏ cặn bẩn”, bà nói thêm.
3. Máy rửa bát
Nhiệt độ, độ ẩm và thực phẩm còn lại trong máy rửa bát có thể gây mốc.
Máy rửa chén của bạn có thể chạy ở nhiệt độ cao, nhưng các nghiên cứu đã tìm thấy nó có thể chứa vi khuẩn như pseudomonas, acinetobacter và có thể gây nhiễm nấm ở những người có hệ miễn dịch kém.
Các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong ống có thể chặn dòng nước. Điều này có nghĩa là nó sẽ không sạch sẽ đúng cách. Nhiệt độ, độ ẩm và thực phẩm còn lại trong thiết bị có thể gây mốc. Các vi khuẩn nấm mốc dễ dàng bám lại ở bát đĩa và khi dùng sẽ gây ra các vấn đề hô hấp ở một số người.
Cách xử lý:
“Ống xả của máy rửa chén có thể là nơi có rất nhiều chất cặn thải. Để làm sạch, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng để tháo các phần và làm sạch. Làm sạch ống xả bằng bàn chải đánh răng để loại bỏ các thực phẩm bị mắc kẹt. Bạn cũng nên làm sạch tay cầm của máy bằng dung dịch tẩy rửa và cho máy chạy không để loại bỏ tắc nghẽn”, Sue nói.
4. Lò nướng, lò vì sóng
Mỡ, dầu và bụi bẩn tích tụ lại trong nhiệt độ nóng của lò sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.
Mỡ, dầu và bụi bẩn tích tụ lại trong nhiệt độ nóng của lò sẽ có nhiều cơ hội để phát triển. Có nghiên cứu còn tìm trên tay cầm của lò còn có nhiều vi khuẩn hơn là chỗ đi vệ sinh!
Cách xử lý:
“Lý tưởng nhất là lau cửa lò hàng tuần và vệ sinh lò nướng hàng tháng. Kiểm tra hướng dẫn sử dụng của lò và tháo các kệ ra để ngâm qua đêm trong nước xà phòng nóng. Dùng chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch lò, sử dụng bàn chải đánh răng để làm sạch ở các góc. và đừng quên làm sạch cả tay cầm”, bà Sue cho biết.